Chim Chào mào là một loài chim phổ biến ở châu Á, thích sống nơi có nhiều vườn, cây cối. Với sở thích ăn trái cây chín và sâu bọ thì quả là một giống chim dễ nuôi.
Chim chào Mào là loại chim nuôi cảnh có hình thể đẹp và có giọng hót hay.Vậy muốn chào mào có giọng hót hay và du dương bạn cần làm gì?Sau đây là bí quyết giúp bạn đạt được điều đó.
Cách lựa chọn chim Chào mào
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ. Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Nên nhớ những chú chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót.
Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng.
Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.
Trong cách chọn chim chào mào hót hay thì có lẽ đầu và mào là một trong những yếu tố quan trọng mà những người chơi chim phải cực kỳ chú trọng. Thậm chí nó còn được đánh giá là một trong những tiêu chí không thể thiếu được đối với một chú chim chào mào hót hay.
Tiếp đến bạn cần lựa chọn ra những chú chim sở hữu một trong 3 loại mào với độ ưu tiên là mào đinh, mào lân và mào cui.
Đây đều là những loại mào được đánh giá rất cao không chỉ mang tới cho những chú chim chào mào một ngoài hình đẹp mà nó còn là biểu hiện của những yếu tố cần thiết khi chơi chim như bền bỉ, siêng hót.
Và bạn cũng cần ưu tiên lựa chọn những chú chào mào sở hữu một gốc mào dày còn những chú mào có gốc mào mỏng vì nó ảnh hưởng tới ngoại hình và thường không bền chim.
Cách chọn lồng chim
Chọn lồng cho chim chào mào không nên quá cầu kỳ quá, chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim có thể nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì nếu nuôi lồng hẹp quá chim sẽ không được vận động tốt, dẫn đến cặp chân yếu đi, đặc biệt khi nuôi từ chim con.
Hay khi chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì lúc đó loại này đã dạn. Bạn không nên dùng lồng nhỏ để nuôi vì tuổi của chim con đang phát triển, nếu không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động không hợp lý thì chim sẽ yếu đi.
Địa điểm đặt lồng chim
Bạn nên treo lồng chim cạnh cửa ra vào. Vì đây là nơi có nhiều ánh sáng để chim chào mào mạnh dạn hơn, tiếp xúc với những người xung quanh nhiều hơn, tránh việc đặt lồng chim ở những nơi thiếu ánh sáng.
Kỹ thuật nuôi chim Chào mào
Đối với chim bổi mới bắt về, để chim hết nhát cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi.
Sau vài tháng nuôi nhốt thì bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào.
Bạn phải làm cho nó hiểu là mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn, dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ.
Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
Chọn thức ăn cho chim:
Chào mào là loại chim dễ nuôi, chúng ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào ăn là chuối, táo, đu đủ, bơ mướp khía, cà chua, xoài, cam…Những loại trái cây này cũng cần luân phiên thay đổi cho chim, vì mỗi loại chứa vitamin và các hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim của bạn luôn khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là sẽ hót rất hay.
Chế độ chăm sóc và huấn luyện cho chim chào mào hàng ngày
Thay đổi thức ăn, tắm nắng, hay tắm nước, tập dợt, bạn nên đem chim đến những câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức để chim có dịp “học hỏi” những âm điệu của các giống chim khác mà tích lũy cho giọng hót trầm bổng của mình. Được đến các tụ điểm chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, chúng sung sức lên, về nhà sẽ hót mãi…
Như vậy bạn nên lưu ý việc quan trọng khi đưa chim chào mào đi cội lúc chim còn nhát là bạn phải trùm áo lồng; Loại áo này phải thật khít với lồng vì thời gian đầu chở đi chim sẽ hoảng và bay loạn xạ; Bạn cũng nên soi lồng, và nếu không trùm áo lồng loại khít thì chim rất dễ bị toét đầu.