Tại sao những cơn bão thường dịch chuyển theo hướng Tây -Tây Bắc

Bão được dự báo theo 16 hướng chính

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một cơn bão là một cột khí khổng lồ di chuyển vào trong hướng ngược lại chiều kim đồng hồ (ở bán cầu bắc), chuyển động của cơn bão là chuyển động của toàn bộ cột khí đó. Bởi vì chuyển động xoáy của cơn bão, con đường thực sự của cơn bão là rất ngoằn ngoèo.

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng trung bình (hướng di chuyển) của cơn bão trong vòng 12 giờ hoặc 24 giờ.
Tại sao những cơn bão thường dịch chuyển theo hướng Tây -Tây Bắc
Vì sao bão thường đi theo hướng Tây - Tây Bắc?

Có nhiều cách để bão có thể di chuyển trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nhiều cơn bão có xu hướng di chuyển theo hướng tây-tây bắc bởi các cơn bão bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.

Có hai loại lực gây ra cho cơn bão di chuyển, đó là các lực bên trong(nội lực) và bên ngoài(ngoại lực). Nội lực là lực được tạo ra trong chính cơn bão.

Bởi vì cơn bão chính nó là một luồng không khí xoáy theo hình tròn ngược với hướng của kim đồng hồ, hướng chuyển động của mỗi điểm trong không khí bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Trái đất quay xung quanh và tạo ra độ lệch.

Tác dụng của phương hướng lệch này ở bán cầu Bắc, làm cho các chất điểm trong luồng không khí có xu hướng chuyển động lệch về phía bên phải.

Hơn nữa, vĩ độ ngày càng cao, tác dụng của hướng lệch ngày càng lợi hại, điều này khiến cho gió bão từ hướng Bắc thổi sang hướng Tây vốn có nhiều chất điểm trong không khí đã dịch chuyển một lượng sang phía Bắc.

Gió bão từ hướng Nam thổi sang hướng Đông vốn có ít chất điểm trong không khí đã dịch chuyển một lượng sang phía Nam.

Như thế, chất lượng của không khí ở phía Nam cơn bão lớn hơn ở phía Bắc, bão có trọng lượng tịnh dịch chuyển hướng Bắc.

Trọng lượng tịnh này có thể quy vào nội lực chủ yếu trong đường di chuyển của cơn bão. Tiếp theo, không khí trong khu vực bão là không khí bay lên cao.

Không khí trên cao dưới tác dụng của lực Coriorit (tác dụng chuyển động theo phương lệch của Trái đất), có xu hướng chuyển động sang hướng Tây, đây cũng có thể quy vào nội lực của bão. Tác dụng tổng hợp của hai loại nội lực này khiến cho bão có xu hướng chuyển động hướng Bắc lệch Tây.
Tại sao những cơn bão thường dịch chuyển theo hướng Tây -Tây Bắc
Ngoại lực là động lực thúc đẩy cơn bão khi luồng không khí bao quanh cơn bão vận động trên một qui mô lớn.

Vào mùa hạ và mùa thu, trên biển Thái Bình Dương thường có một luồng không khí áp cao độc lập (thường được gọi là khí áp cao phụ nhiệt đới), hướng gió ở bốn bề khí áp cao này có mối quan hệ với con đường di chuyển của bão.

Bão sinh ra ở vùng phụ cận phía Nam của khí áp cao Thái Bình Dương, ở đó có gió Đông thổi thế là cơn bão thịnh hành hướng về phía Tây.

Nội lực và ngoại lực kết hợp lại với nhau khiến cho phương hướng di chuyển của cơn bão thường theo một quy luật nhất định. Nhưng trong quá trinh di chuyển của nó chịu ảnh hưởng rất lớn của cao áp phụ nhiệt đới ở biển Thái Binh Dương.

Trong thời kỳ đầu, bão ở mặt Nam của cao áp phụ nhiệt đới, nó thường di chuyển theo hướng Tây Bắc, một khi đến vùng ven phía Tây của dải khí áp cao phụ nhiệt đới, sẽ tiến vào phía Tây Bắc của trung tâm áp cao phụ nhiệt đới, lúc này, ngoại lực mà nó thu được sẽ thay đổi, thúc đẩy nó chuyển sang hướng Đông, cùng kết hợp với nội lực, khiến cho phương hướng của bão chuyển sang hướng Tây Bắc.

Do cường độ của áp cao phụ nhiệt đới, kéo dài về phía Tây và thu hẹp ở phía Đông, cùng với tinh trạng ngắt quãng khác nhau nên tuyến đường đi của bão cũng không giống nhau.

Nếu dải áp cao phụ nhiệt đới dài ra ở phía Tây đồng thời được tăng cường, đường đi của bão cũng lệch sang hướng Nam, tiến thẳng sang phía Tây, nếu dải áp cao phụ nhiệt đới ở phía Bắc của bão lui sang phía Đông hoặc đứt đoạn, bão có thể di chuyển sang phía Bắc nơi có chỗ đứt gãy hoặc ở phía Tây vùng áp cao.

Sau đó chuyển động vòng sang phía Đông Bắc. Nói tóm lại, đường đi của bão được hình thành theo đường Parabol.

Nói một các dễ hiểu, ở các đại dương vào mùa hè tích tụ nhiều hơi nước do bức xã nhiệt của mặt trời nhiều hơn.

Cuối hè thì không khí lạnh hơn nên hơi nứơc chuyển thành mưa, áp thấp nhiệt đới và bão. Thực chất thì chúng xuất hiện giữa đại dương và kéo vê bờ Tây đại dương ngược lại chiều quay của Trái đất.

Tuy nhiên hiện nay, người ta vẫn chưa hiểu biết hết về quy luật chuyển động của các cơn bão. Vì vậy, việc dự báo về hướng di chuyển của bão còn có trường hợp chưa thật đúng.

Tổng hợp.