Các yếu tố đánh giá trẻ sơ sinh phát triển bình thường

Đối với nhiều bà mẹ thì chỉ số cân nặng cũng như chiều cao của trẻ sơ sinh là yếu đánh giá sự phát triển của trẻ, nhưng đó chỉ là điều kiện cần mà chưa phải là đủ vì bên cạnh sự tăng cân theo từng tháng thì còn nhiều yếu tố mà các bà mẹ cần phải quan tâm để đánh giá là trẻ phát triển hoàn toàn bình thường.

Để đánh giá một đứa trẻ phát triển bình thường ta cần xét về 2 mặt là:

- Quá trình tăng trưởng(Cân nặng và chiều cao)
- Quá trình phát triển não bộ(Biểu hiện,phản xạ,giao tiếp...)

Sau đây là tổng hợp các yếu tố xác định một đứa trẻ sơ sinh phát triển bình thường.

1. Cân nặng và chiều cao

Về vấn đề cân nặng và chiều cao thì bà mẹ nào cũng có thể nắm vững chỉ số cân nặng qua các tháng của bé sau sịnh thông qua sổ tay hoặc tìm kiếm trên google.

Chỉ lưu ý là khi so sánh với bảng chuẩn của WHO nếu thấy thiếu hụt thì cũng không nên vội kết luận là bé chậm tăng trưởng mà có thể do các yếu tố:

- Sự thiếu hụt năng lượng trong bữa ăn.
- Các bé 8 tháng tuổi trở lên, cân nặng thường không chính xác do bé bắt đầu có sự tự điều chỉnh cho phù hợp với phát triển tự nhiên của mình.

Do đó, nếu cân nặng 1-2 tháng không lên, mà chiều cao vẫn phát triển thì bé vẫn tăng trưởng bình thường.

Các yếu tố đánh giá trẻ sơ sinh phát triển bình thường

2. Phản xạ và biểu hiện ngôn ngữ

- Thường thì bé từ 4 tháng hay toe toét khi người lớn có những hành động nô đùa hoặc nựng bé.
- Khi đưa đồ chơi, bé thường tạo tiếng động bằng cách lắc hoặc đập xuống giường.
- Khi có tiếng động bé thường ngó nhìn hoặc khi người lớn gọi bé có phản xạ đáp lời bằng cách nhìn và cười.

Nếu bé có đầy đủ các phản xạ nêu trên là bé đang phát triển bình thường.

3. Các vận động trong quá trình tăng trưởng.

+ Lật, đẩy, ngồi, đứng vịn, đứng không cần chống đỡ... Tùy theo độ tuổi mà phát triển, nhưng một lần nữa mỗi bé là khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển cơ lưng, cổ và hông của bé.
Các bé nặng cân có xu hướng chậm hơn vì các bé ít vận động hơn. Không nên đánh đồng, so sánh bé này với bé kia.

+ Khả năng cầm nắm từ vật lớn, vật nhỏ, đủ hình dạng (vuông, tròn, tam giác,..), viết màu, vẽ tùy vào độ tuổi... Tất cả các yếu tố này đều nằm trong mục đánh giá về tăng trưởng. Nếu bé phát triển tốt những kỹ năng này thì vẫn đang tăng trưởng tốt.

+ Các hoạt động như đưa tay chân, đồ ăn, đồ chơi vào miệng, cầm đồ vật nhấc lên thả xuống, thậm chí đập vào nhau tạo tiếng động, hoặc thích được cọ vào má bố mẹ... Các yếu tố này sẽ phát triển hơn khi cha mẹ tạo điều kiện chơi cùng bé.

4. Các hoạt động khác

Bé có thích nhìn vào gương, hay cười hoặc chạm vào mặt gương không? Khi bé nằm ngửa bé có hay nhấc chân lên và đưa bàn chân vào miệng không? Các yếu tố này cũng rất quan trọng với sự phát triển của bé.