Một số bộ phận của cá có thể gây ngộ độc

là một nguồn thực phẩm quan trọng trong nhiều nền văn hóa mà cụ thể trong các bữa cơm của người Việt cá là món thường xuyên có mặt.

Cá được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau như:Rán,kho,nấu riêu,rim....cá đã gắn bó lâu đời với cuộc sống bởi vì nó là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất dồi dào.

Một số bộ phận của cá có thể gây ngộ độc


Nhưng để sử dụng nguồn thực phẩm này sao cho an toàn và tránh bị ngộ độc thì chúng ta cũng cần lưu ý tới những tác dụng và tác hại của các bộ phận trên cơ thể con cá qua đó biết được bộ phận nào dùng được và bộ phận nào cần bỏ đi tránh tình trạng ngộ đọc do thiếu hiểu biết.

Mật cá

Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Khi ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong.

Không nên ăn mật cá, bởi mật cá rất độc, điển hình như mật cá trắm. Với con trắm đen có trọng lượng khoảng 3kg nếu ta nuốt mật của nó thì chắc chắn sẽ ngộ độc cấp nếu không cũng sinh bệnh mà chết.

Không chỉ riêng mật cá trắm mà mật của nhiều loại cá như cá chép, cá trôi hay nhiều loại cá khác đều có chứa độc tố và các chất có hại cho sức khỏe, gây suy thận cấp nguy hiểm. Tuy nhiên, chất độc được cho là nguy hiểm nhất vẫn là độc tố có trong mật cá trắm.

Loại độc tố này gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như sốc nhiễm khuẩn, phù não, phù phổi, chảy máu cấp và viêm ống thận, suy thận cấp… Biểu hiện của những người nhiễm độc tố từ mật cá trắm là buồn nôn, đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, mắt vàng, tiểu ít, chân phù, phản ứng chậm và co giật

Ruột cá

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất, bởi cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố khác nhau. Đặc biệt, cá là loài ăn nhiều tạp chất, những thức ăn này sẽ nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Khi sử dụng thực phẩm này, các bạn nên loại bỏ hoàn toàn phần ruột cá và chú ý tránh làm vỡ mật để chất độc không lây lan, ngấm vào phần thịt cá đã được làm sạch.