Nỗi buồn mang tên Ngày Tết

Trong đời sống của con người Việt Nam ngày Tết thường được mọi người mong đợi.Nhưng nhiều năm trở lại đây Tết chỉ có những đứa trẻ là thích thú với không khí ngày Tết.

Còn lại, ngày Tết lại là nỗi khiếp sợ của người lớn vì đủ thứ phiền phức.Đó chính là những nỗi buồn khi tết đến xuân về đối với nhiều người trưởng thành.

Buồn vì... tiền

Nếu một gia đình muốn có một ngày Tết thật tươm tất thì việc đầu tiên là phải có nhiều tiền. Bắt đầu từ ngày 23/12 (âm lịch), người người, nhà nhà đã phải rục rịch đi sắm Tết. Ít thì răm ba triệu, nhiều thì không biết bao nhiêu tiền có thể kể hết.

Không khí "đúng chuẩn" ngày tết là phải có cành đào, quất, mai hoặc những loài cây cảnh đặc chưng của ngày Tết. Tuy nhiên, giá của chúng không phải là rẻ để mua về vì chỉ sau vài ngày là đem vứt đi. Ngoài ra, đủ thứ tiền từ trên trời rơi xuống nào là tiền bánh kẹo, tiền sắm sửa quần áo, tiền đồ ăn dự trữ ngày Tết,...

Đặc biệt, nhiều gia đình phải "đau đầu" khi nghĩ đến tiền "lì xì" cho họ hàng, sếp... Thay vì mừng mấy đồng tiền lẻ tượng trưng trong những bao lì xì đỏ để lấy may thì phong tục ấy, hiện nay lại biến tướng thành cách để thể hiện bản thân. Không thì cũng sợ xấu hổ với người khác.

Khi kinh tế trong nước càng ngày càng khó khăn, nhiều nơi cắt giảm nhân sự trước tết. Cũng có nhiều doanh nghiệp thưởng rất sộp nhưng thấp hơn nhiều so với mọi năm, cũng có những công ty thưởng tết cho nhân viên bằng cây nhà lá vườn. Vì vậy, cứ đến Tết, người lớn lại đau đầu làm thế nào để thu chi cho hợp lí.

Buồn vì.... chán

Ngày Tết, mọi hoạt động kinh doanh dường như tạm hoãn. Các ngả đường được "nghỉ ngơi" sau những ngày dài đông đúc. Ngoài đường cũng chẳng có mấy ai tham gia giao thông, đường phố vắng người qua lại. Tuy được nghỉ lễ dài ngày những cũng chẳng có mấy chỗ mà đi. Loanh quanh cũng chỉ đi chúc Tết người thân, cùng lắm là rủ nhau đi đến các rạp chiếu phim là hết chuyện.

Nỗi buồn mang tên Ngày Tết

Nhiều người than thở, Tết mà chán. Nhiều người lớn chọn cách ngủ bù cho cả năm đã lao động mệt nhọc. Nhưng rồi cũng chẳng ngủ được hết Tết. Họ lại mò ra đường để tận hưởng không khí xuân.

Tiếp đến là ăn uống, các nhà hàng, quán xá đều nghỉ hết để đi du xuân. Nên trước Tết nhiều gia đình phải bằng lòng chọn cách dự trữ cả thùng mì tôm để ăn dần. Cho dù như vậy, mâm cỗ ngày Tết năm nào cũng giống nhau như cả ngàn năm nó tồn tại vậy. Cũng chỉ lanh quanh thịt thà, rồi bánh chưng nên rất dễ ngán.

Ngày Tết mà có ra đường "đổi vị" thì cũng chỉ nhận được những lời mời "chặt chém" và "hét giá". Nắm bắt được nhu cầu của nhiều người dân, nhiều chủ quán ăn tranh thủ những ngày này để tha hồ chặt chém. Nhiều người ngán ngẩm khi nhắc đến ngày Tết.

Buồn vì... bị hỏi

Đấy là nỗi buồn của những người đã có gia đình. Còn những cô, cậu thanh niên rất sợ Tết vì bị người thân hỏi nhiều như tra khảo, đặc biệt với những người lớn tuổi.

Ngày Tết là ngày sum họp gia đình đầu năm, có những người thân lâu ngày mới gặp nên tranh thủ ngày nảy để "tiện" để hỏi dò xem tình hình như thế nào.


Những câu hỏi kinh điển tồn tại qua nhiều thế hệ, đại loại như: "Bao giờ cháu lấy chồng?", "Có người yêu chưa?", "Bạn gái có xinh không?", "Lương lậu như thế nào?",... những câu hỏi đó có vẻ như vô hại nhưng lại gián tiếp tạo nên tình huống khó xử hày bị làm phiền nhiều cho người bị hỏi.

Có những người rất khó chịu khi bị hỏi, thậm chí, có người còn tỏ thái độ khi bị làm phiền quá mức như vậy. Nhưng với nhiều người lớn tuổi, việc hỏi thăm ngày Tết là một thứ rất hiển nhiên và coi đó là một việc hết sức cần thiết. Nếu không hỏi những câu đó thì cũng chẳng biết nói cái gì hợp hơn trong không khí Tết Nguyên Đán.