Gói bánh chưng

Bánh Chưng xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa đời sống của người Việt Nam từ hàng nghìn năm trước. Bánh Chưng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong tập tục sống của người Việt.

Mỗi dịp Tết, trên những mâm cỗ cúng gia tiên nhất định không thể thiếu vắng bóng dáng của bánh chưng xanh.

Chiếc bánh chưng ngon không chỉ cần đảm bảo giữ được hương vị truyền thống mà còn phải được gói vuông vức, chắc chắn để khi bày lên mâm cỗ Tết, dĩa bánh chưng sẽ là điểm nhấn chính thu hút bất kì thực khách nào.

Chỉ cần áp dụng ngay cách làm bánh chưng dưới đây và khéo léo một chút, bạn sẽ tự tin thể hiện cùng các thành viên nhà mình dịp Tết này rồi.

Hướng dẫn Gói bánh chưng

NGUYÊN LIỆU

- Gạo nếp
- Đậu xanh
- Thịt lợn
- Lá dong
- Lạt
- Gia vị: Muối, tiêu, mì chính

Thường thì một chiếc bánh chưng có trọng lượng khoảng 1 kg, trong đó: thịt khoảng 200 gr, đỗ 200 gr và gạo khoảng 500 gr, còn lại là lá, nước...

Các bạn định gói bao nhiêu cái thì tự nhân khối lượng nhé. Ngoài ra một số người thích ăn nhiều đậu xanh hơn thì các bạn có thể tăng lượng đậu lên một chút và giảm lượng gạo đi nhé.

Gói bánh chưng

CÁCH LÀM

Cách chọn nguyên liệu để gói bánh chưng


- Gạo nếp các bạn chọn hạt đều, hạt gạo mập tròn, trong. Nếu quen ai để lấy được một trong các loại gạo nếp ngon như: Gạo nương Điện Biên, nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ là ngon nhất.

- Đậu xanh các bạn chọn hạt nhỏ, ruột vàng.

- Thịt lợn thì lấy thịt ba rọi, được thịt lợn ỉ là ngon nhất. Nhưng nói thật là giờ chọn được con lợn không ăn cám tăng trọng là tuyệt rồi, không dám mơ tới lợn ỉ.

- Lá dong là lá dong bánh tẻ (không già hoặc không quá non).

- Lạt thì thường được chẻ từ ống giang, các bạn mua loại chẻ sẵn, mỗi lá chừng 4 lạt.

* Sơ chế các nguyên liệu bánh chưng


- Gạo nếp các bạn phải ngâm quan đêm (8 tiếng), đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước trước khi gói bánh.

- Đậu xanh xay vỡ, ngâm trong nước 2 - 3 giờ rồi đem đãi sạch vỏ, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh.

- Thịt ba chỉ thái miếng dầy 1 cm, dài tùy ý, miễn sao khoảng 200 gr/ miếng. Đem ướp thịt với muối, tiêu, hành củ băm nhỏ khoảng nửa tiếng. Thịt các bạn có thể xào qua cho thơm hoặc để sống gói bánh đều được.

- Lá dong rửa sạch, gọt bớt sống lá cho đỡ giầy và khi gói được gọn bánh. Các bạn gập đôi lá và cắt bỏ đầu đuôi (đo trên miệng khuôn, chiều dài khi gập đôi khoảng 20 cm). Phần đầu đuôi sẽ để lót đáy và đắp lên trên. Sau đó các bạn dùng khăn sạch và khô, lau lá cho khô.

* Gói bánh chưng


- Các bạn cho 4 lạt xuống dưới cùng, 2 sợi song song với nhau, và 2 sợi sau vuông góc với 2 sợi trước.

- Các bạn sử dụng khuôn, mở lá vừa cắt ra, xếp thành hình góc vuông, cho khít vào góc khuôn. Lần lượt lấy 4 lá, đắp vào 4 góc. Lấy một đầu là thừa vừa cắt, xếp xuống dưới. Các bạn chú ý là mặt không có gân lá sẽ tiếp xúc với thịt, gạo, đỗ còn mặt có gân thì quay ra ngoài.

Gói bánh chưng

- Tiếp theo các bạn xúc 1/2 gạo (khoảng 1 bát con đầy) cho xuống đáy, tiếp đó là 1/2 đỗ, 1 miếng thịt vào giữa và cho tiếp 1/2 đỗ lên, cuối cùng là 1/2 gạo. Mỗi lần cho gạo, đỗ các bạn lại dàn phẳng ra, cuối cùng cho một miêng là dư đã cắt lên và gói bánh lại.

Gói bánh chưng

- Khi gói bánh các bạn ép lá dong xuống, ép lá đối diện rồi ép tới 2 lá còn lại. Một tay giữ trên các lá vừa ép cho khỏi bung, tay kia rút khuôn ra. Cuối cùng là xoắn lạt lại, cài cho chắc và bỏ vào nổi.

Gói bánh chưng

- Sau khi hoàn thành việc gói các bạn xếp lại cho thật ngay ngắn, sao cho vừa chặt. Sau đó các bạn đổ nước lên bánh, ngập nước rồi cho lên luộc 10 - 14 tiếng, tùy theo lượng bánh nhiều ít, bánh to hay nhỏ.

- Đổ một nửa gạo lên trên, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn rồi cho tiếp nửa đỗ, sau đó là nửa gạo còn lại. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, dùng lạt buộc lại cho chắc.

- Bánh sau khi luộc các bạn vớt ra, dùng môt tấm phản đè lên và chèn vật nặng lên trên cùng, để vài giờ, cho ráo nước.

Chúc các bạn thành công với Cách gói bánh chưng ngày tết !