Vị trí của Gia Cát Lượng và Chu Du trong 8 mưu thần túc trí đa mưu nhất lịch sử Trung Quốc

Những nhân vật kiệt xuất này đã có nhiều đóng góp lớn lúc sinh thời và lưu danh sử sách. Bạn có biết họ là ai?

8. Phạm Tăng

Phạm Tăng (277 – 204 TCN) là tướng nhà Tây Sở trong lịch sử Trung Quốc, người thôn Cư Sào (quận Cư Sào, thị Sào Hồ, tỉnh An Huy), hạt Hoài Dương, nay thuộc An Huy, Trung Quốc.

Ông tham gia vào cuộc chiến lật đổ nhà Tần và chiến tranh giữa Hán - Sở, dưới quyền Tây Sở bá vương Hạng Vũ.

Trong cuộc Chiến tranh nông dân vào cuối thời nhà Tần, ông là mưu sĩ cốt cán của Hạng Vũ và được Hạng Vũ tôn kính gọi là "Á phụ" (cha nuôi).

Năm 206 trước Công nguyên (nhà Hán), ông theo Hạng Vũ tấn công vào biên quan và đã thuyết phục Hạng Vũ tiêu diệt thế lực của Lưu Bang nhưng không được chấp nhận.

Sau đó, ông đã nhiều lần ra hiệu cho Hạng Vũ giết Lưu Bang trong bữa tiệc Hồng Môn, còn bắt Hạng Trang múa kiếm, định nhân cơ hội ám sát nhưng cuối cùng vẫn không thành.

Vào năm thứ 3 của triều đại nhà Hán, Lưu Bang bị mắc kẹt ở Huỳnh Dương (nay là phía Đông Bắc của Huỳnh Dương, Hà Nam), nên đã dùng Trần Bình Kế để chia rẽ mối quan hệ giữa quân và thần của nhà Sở.

Vì bị Hạng Vũ nghi kỵ nên Phạm Tăng từ quan và trở về quê nhà, ông đã chết vì bệnh trên đường về quê.

7. Lý Tư

Lý Tư (284 TCN - 208 TCN) là nhà chính trị Trung Quốc cổ đại, làm đến chức thừa tướng dưới đời Tần Thủy Hoàng và Tần Nhị Thế.

Ông là người có công lớn trong việc Tần Thủy Hoàng thống nhất chư hầu, đưa Trung Quốc trở thành một nước quân chủ tập quyền, thống nhất về văn tự, đo lường, tư tưởng.

Từ khi còn rất trẻ, Lý Tư đã trở thành một vị quan nhỏ trong huyện, sau đó ông theo Tuân Tử để học sách lược của hoàng đế, sau khi học thành tài thì được Lã Bất Vi bổ nhiệm làm một chức quan vào đầu thời Tần.

Sau đó ông thuyết phục Tần Vương loại bỏ các vị chư hầu và lập nên đế nghiệp.

Tần Vương tiếp nhận kế sách của Lý Tư, cử các mưu sỹ mang vàng ngọc đi thuyết phục sáu nước ở Quan Đông (vùng đất ở phía Đông Sơn Hải Quan), li gián mối quan hệ quân thần của các nước khác, đồng thời phá vỡ sự liên minh của sáu nước lúc bấy giờ.

Sau này, ông đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp giúp vua Tần tiêu diệt 6 nước, thống nhất thiên hạ.

6. Trương Lương

Trương Lương (trước 250 TCN - 186 TCN), biểu tự Tử Phòng, người làng Thành Phụ Dĩnh Xuyên, là một đại thần và mưu sỹ vô cùng tài giỏi cuối thời Tần và đầu thời Hán.

Ông cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà được gọi là "Hán sơ tam kiệt" (Ba nhân vật kiệt xuất đầu thời Hán), từng thuyết phục Lưu Bang khiêm tốn làm hòa trong bữa tiệc Hồng Môn để bảo toàn sức mạnh của mình, đồng thời ông đã trao đổi với Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, giúp Lưu Bang thoát thân khỏi nơi đó.

Sau này, với mưu lược xuất chúng, cuối cùng ông cũng đã giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang giành được thiên hạ trong cuộc chiến tranh giữa Sở và Hán, đồng thời giúp Lã Hậu phù trợ và nâng đỡ Lưu Doanh lên làm Thái tử.

Cuối cùng ông được phong làm Lưu Hầu.

5. Quỷ Cốc Tử

Qủy Cốc Tử là nhân vật trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, hHọ tên không rõ ràng, con người ông được người đời sau hư cấu nên mang tính huyền bí. Theo sách Đông Chu liệt quốc tên ông là Vương Hủ, người đời Tấn Bình công, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc Tử.

Tiểu thuyết diễn nghĩa miêu tả ông là người trên thông thiên văn dưới tường địa lý, làm được những việc không có ai có thể làm được.

Trong hơn hai nghìn năm qua, các nhà binh pháp tôn ông làm binh thánh, các chuyên gia chính trị tôn ông làm thủy tổ, các nhà tướng số bói quẻ tôn ông làm tổ sư.

Các đệ tử và truyền nhân của ông có thể nói là nổi tiếng khắp thiên hạ, bao gồm Tôn Tẫn và Bàng Quyên. Sau này, Gia Cát Lượng cũng là truyền nhân của ông. Từ những chi tiết này, có thể thấy trí tuệ của ông cao siêu đến mức nào.

4. Phạm Lãi

Phạm Lãi (525 TCN - 455 TCN), biểu tự Thiếu Bá, còn gọi là Phạm Bá, là một danh sĩ của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông nổi tiếng thông tuệ, là một học giả Đạo giáo thời kỳ đầu và cũng là một trong những người đầu tiên phát triển Sở học.

Ông được người đời sau gọi là "Thương thánh", ông cũng là một thiên tài về phương diện kinh doanh, còn là một trong "Nam Dương ngũ thánh".

Tuy xuất thân nghèo khó nhưng lại uyên bác và tài giỏi, ông quen biết và có quan hệ mật thiết với Sở Uyển Lệnh và Văn Chủng.

Bởi vì không hài lòng với nền chính trị đen tối mục nát của nhà Sở thời bấy giờ, những người không thuộc dòng dõi quý tộc không được phép làm quan, nên ba người đã cùng nhau bỏ trốn qua nước Việt phù trợ Việt vương Câu Tiễn.

Nghe nói ông đã giúp đỡ Câu Tiễn làm nước Việt trở nên hưng thịnh, tiêu diệt nước Ngô, rửa được nỗi nhục ở Cối Kê (năm 473 TCN).

3. Quản Trọng

Quản Trọng (725 TCN - 645 TCN), họ Cơ, tộc Quản, tên thực Di Ngô, tự là Trọng, thụy hiệu là Kính, đương thời hay gọi Quản Tử , là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu.

Quản Trọng mồ côi cha từ khi còn nhỏ, cùng mẹ sống nghèo khó, phải gánh vác gia đình từ sớm.

Để duy trì kế sinh nhai, ông đã gia nhập quân đội cùng Bào Thúc Nha sau khi cùng hợp tác kinh doanh. Lúc đến nước Tề, sau nhiều lần quanh co ngoắt ngoéo, ông được Bào Thúc Nha tiến cử làm Thượng khanh nước Tề (còn gọi là Thừa tướng), và được mệnh danh là "Xuân Thu đệ nhất tướng", giúp đỡ Tề Hoàn Công trở thành vị bá chủ đầu tiên trong thời Xuân Thu.

2. Chu Du

Chu Du (175-210), tự Công Cẩn, đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc.

Chu Du chinh chiến cả một đời, có chí tiến thủ vô cùng mạnh mẽ và ôm tham vọng tung hoành khắp thiên hạ.

Chu Du tuổi trẻ đắc chí, phong độ hơn người, có chính kiến, tiếng lành đồn xa, đốt cháy Xích Bích, có thể thấy ông là một người vô cùng thông minh. Ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thành lập nước Ngô lúc bấy giờ, trí tuệ của ông có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng.

1. Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Dù là kế mượn gió đông trong trận Xích Bích, hoặc "thuyền cỏ mượn tên", hay "Không thành kế" ở Tây Thành (đẩy lui đại quân của Tư Mã Ý), hù dọa hàng triệu binh mã của quân Tào… tất cả đều là những điển tích, huyền thoại bất hủ trong lịch sử Trung Hoa.

Theo đánh giá của trang Bí mật Trung Hoa, Gia Cát Lượng xứng đáng với ngôi vị đầu bảng trong danh sách 8 mưu thần đa mưu túc trí nhất lịch sử Trung Quốc.