Sự thật về cách chẩn bệnh qua sợi chỉ-Huyền ti bắt mạch

Như các bạn đã xem qua phim Tây Du Ký, một tập phim có đoạn Tôn Ngộ Không thăm bệnh bệnh cho quốc vương nước Chu Tử bằng cách bắt mạch qua sợi tơ, sau đó chẩn đoán bệnh và bốc thuốc chính xác.

Phương pháp chẩn đoán bệnh qua sợi tơ, sợi chỉ có thực sự tồn tại hay chỉ là những hình ảnh hư cấu trên phim ảnh?

Y học thời cổ xưa luôn ẩn chứa nhiều câu hỏi nghi ngờ về độ chính xác trong các phương thức chữa bệnh. Trong đó việc bắt mạch qua sợi tơ mà thái y thường dùng cũng là dấu hỏi lớn đối với y học hiện đại.

Ngày nay chúng ta đã quen với việc khám bệnh ở các cơ sở y tế với trang thiết bị hiện đại. Nhưng ngược về thời kỳ y học chưa phát triển, các thầy danh y xưa đã tìm ra nhiều phương thức chữa bệnh, trước phải thuận theo luân thường đạo lý phong kiến, sau mới đến chữa bệnh.

Nguồn gốc về “huyền ti bắt mạch”​

Cách bắt mạch qua sợi dây tơ hay sợi chỉ mỏng được dân gian lưu truyền dưới cái tên “huyền ti bắt mạch”. Một sợi dây dài được cột vào cổ tay nữ bệnh nhân, đầu dây còn lại sẽ đưa cho vị thái y phụ trách chẩn đoán bệnh.

Sự thật về cách chẩn bệnh qua sợi chỉ-Huyền ti bắt mạch

Có một sự thật ít ai biết là phương thức bắt mạch qua sợi chỉ thực tế chỉ lưu truyền và sử dụng trong hoàng cung thời phong kiến.

Hệ tư tưởng “nam nữ thụ thụ bất thân” áp đặt mọi quy chuẩn trong xã hội, bao gồm trong việc khám bệnh với nữ nhân không được chạm mặt, nhất là tầng lớp vua chúa, quý tộc.

Đối với những vị có thân phận tôn quý đặc biệt như thái hậu, hoàng hậu, thê tử của vua, các công chúa, việc chẩn bệnh còn phức tạp hơn.

Một tấm màn mỏng được dựng lên để ngăn cách, sợi dây bắt mạch được nối dài thêm để đảm bảo khoảng cách đủ xa, không xâm phạm bề trên.

Ngự y học Trung Quốc cùng tài đoán mạch tượng thần thông

Trong lịch sử Trung Hoa từng ghi lại câu chuyện bắt mạch qua dây nổi tiếng của vị danh y Tôn Tư Mạc thời nhà Đường - người được mệnh danh Vua y học Trung Quốc.

Theo như người xưa kể lại vị danh y nổi tiếng tuy không phải thái y trong cung nhưng vì tài năng nên ông được mời đến chuẩn bệnh cho hoàng hậu lúc mang long thai.

Thái giám trong cung đích thần thử tài ông bằng cách buộc một đầu dây chẩn mạch vào chân một con vẹt. Danh y họ Tôn dễ dàng nhận ra mạch tượng này không phải của người, sau đó vị thái y nọ mới sững sờ mà đem sợi tơ vào tay hoàng hậu.

Nhờ vậy mà Tôn Tư Mạc dễ dàng chẩn đoán ra bệnh đã thụ thai lâu mà mãi chưa sinh con, danh y kê thuốc kích hoạt mao mạch máu, điều hòa cơ thể cho vị hoàng hậu. Tuy nhiên khi được hỏi về cách chẩn đoán, vị danh y chỉ cười trừ mà không tiết lộ gì thêm.

Vua Càn Long đích thân kiểm chứng “huyền ti bắt mạch”

Càn Long vốn nổi tiếng là một vị vua tài giỏi và mưu lược, vậy nên phương thức bắt mạch qua dây khiến ông vô cùng nghi ngờ, đích thân gọi người của thái y viện đến để kiểm chứng.

Cũng bằng cách thử tài như câu chuyện của vị danh y trên, người ta nối sợi dây mạch người bệnh vào chân của một chiếc ghế gỗ. Tuy nhiên vị thái y do muốn lấy lòng vua nên chẩn đoán vị phi tần này đã có thai.

Biết được việc vua Càn Long thử mình, vị thái y điềm nhiên sai người bổ chân ghế gỗ, quả nhiên bên trong có mọt, là điềm lành dự báo tin vui. Càn Long gật gù, chấp nhận lời dự báo của thái y và cho phép ông tới thăm khám cho công chúa, nhờ vậy mà vị thái y thoát nạn.

Sự thật có như lời đồn?

Vậy có thật là vua y học Trung Quốc đã bắt mạch, chẩn bệnh qua sợi dây hay các thời vua chúa đều được chẩn bệnh qua phương pháp này? Câu trả lời là không. Phương pháp này chỉ là cách ứng phó với việc chẩn bệnh cho nữ giới với thân phận tôn quý.

Các thái y trước khi được truyền đến cung chẩn bệnh đều phải mang trong người vàng, bạc để đút lót cho thái y, cung nữ trong cung.

Các thái giám, cung nữ sẽ truyền lại những triệu chứng, tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống của các vị phi tần, công chúa do luôn hầu hạ bên cạnh.

Mấu chốt của phương pháp “huyền ti bắt mạch” thực chất lại chỉ là mua bán thông tin giữa thái y và thái giám. Sự thật này được chính một vị danh y họ Trần dưới thời Từ Hy thái hậu tiết lộ.

Ông sử dụng phương pháp bắt mạch qua dây chẩn đoán được thái hậu đau dạ dày, nóng trong người là do đã mua chuộc cung nữ hầu hạ thân cận cho thái hậu.

Kỳ thực phương pháp chẩn bệnh qua mạch dây chỉ là những truyền thuyết trong chốn hậu cung. Không có cơ sở chắc chắn nào về việc thầy thuốc có thể cảm nhận được mạch tượng qua một sợi tơ, sợi chỉ.

tổng hợp.