Muốn biết chính bản thân mình và những người xung quanh có phải là người tốt hay không, hãy quan sát đặc điểm này của mỗi người, bạn sẽ tìm ra câu trả lời.
Người xưa có câu, số có tốt hay không, hãy cứ nhìn vào cái miệng của bạn. Một cái miệng tốt, biết nói lời hay lẽ phải, đúng lúc đúng chỗ sẽ tích phúc dày.
Trái lại một cái miệng nói năng bừa bãi sẽ chỉ khiến cho mình rước họa vào thân, làm tiêu tan phúc khí.
Một khi đã không tốt số, thứ cần phải lưu tâm nhất đó chính là cái miệng. Quản lý cái miệng thật tốt đồng nghĩa với việc giữ được cái phúc cho chính mình.
1. Im lặng đúng thời điểm rất quan trọng
Người xưa vẫn nói: "Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra", quá nhiều lời sẽ dễ dàng rước thị phi vào người.
Đã có không ít người làm gì cũng xui xẻo, không gặp may mắn thuận lợi vì nói quá nhiều và nói nhưng không suy nghĩ, tùy tiện phát ngôn không đúng lúc đúng chỗ.
Việc ăn nói tùy tiện, không chú ý đến mức độ, không để ý đến đối phương thân thiết hay chỉ là xã giao mà vô tư nói không nghĩ, đó là biểu hiện của những người có chỉ số cảm xúc (EQ) thấp.
Chúng ta biết im lặng đúng lúc, đúng thời điểm là việc rất quan trọng, khi việc còn chưa ngã ngũ, chưa đâu vào đâu, tốt nhất không nên nói lung tung bừa bãi. Đừng vì một chút chuyện cỏn con mà tranh cãi đến mức mặt đỏ tía tai.
Bạn bè dù tốt đến đâu, các mối quan hệ dù thân thiết thế nào, cũng đừng nên can thiệp vào cuộc sống của người khác, đặc biệt là các vấn đề về mặt tình cảm, tuyệt đối không nên đóng vai người hướng dẫn cho bạn bè trong lĩnh vực này.
Cũng đừng nên dốc hết ruột gan với những người chỉ qua lại với ta ở mức độ xã giao. Bởi có lẽ khi bạn nói ra, họ nghe và chỉ xem đó như một câu chuyện cười không hơn.
Hãy quản lý tốt cái miệng của mình, học cách im lặng đúng thời điểm, như thế vừa được người khác tôn trọng, yêu quý, vừa giữ được phúc khi cho bản thân.
2. Không được nói lời cay nghiệt
Lời nói quá chua cay cũng là một biểu hiện của việc làm tổn hại đến phúc khí. Chúng ta đều biết khẩu đức rất quan trọng, người không có khẩu đức sẽ dễ phạm khẩu nghiệp, người phạm khẩu nghiệp hầu như đều chẳng có một cuộc đời tươi đẹp, dễ chịu.
Một người có may mắn hay không, hãy xem người đó có khẩu đức hay không. Nếu một người ăn nói cay nghiệt, những lời nói thiếu đạo đức cũng có thể nói ra, tích lũy lâu dần, cho dù anh ta có không làm việc thất đức thì phúc khí cũng bị tiêu tán.
Giáo lý nhà Phật có nói đến việc nhân quả báo ứng, miệng của con người nói ra những lời như thế nào, sẽ gặt quả như thế đó.
Trong kinh phật cũng nhắc đến việc, lời ăn tiếng nói phải mềm mỏng nhẹ nhàng, lúc nói chuyện không nên quá cứng nhắc, không được khẩu phật tâm xà, càng không nên dùng lời nói khoét sâu vào vết thương của người khác.
Chúng ta không nên lấy nỗi khổ của người khác ra làm trò cười, soi mói yếu nhược điểm của người khác để kiếm chuyện làm quà. Con người, không ai toàn diện, trong mắt người khác, chắc gì chúng ta đã là một kẻ mạnh.
Con người một khi đã dùng những lời cay nghiệt để dồn người khác vào tình cảnh khó khăn, không gì có thể đảm bảo rằng sẽ không bao giờ họ rơi vào đúng tình cảnh tương tự.
3. Không buông lời oán trách, bất mãn
Oán trách là việc vô dụng nhất trên đời này, oán trách ngoại cảnh, oán trách người khác chỉ là cách thừa nhận bản thân nhu nhược mà thôi.
Con người, nếu cứ gặp chuyện là đổ lỗi, oán trách người khác, không nhìn nhận trách nhiệm của bản thân thì sẽ không bao giờ có thể trưởng thành.
Hãy bớt buông lời oán trách, đổ lỗi cho ngoại cảnh, bởi có những lúc, cuộc sống của bạn không ra sao cũng là bởi bạn nói những lời oán trách quá nhiều mà không xem lại vấn đề ở chính bản thân mình.
Cơ hội chỉ dành cho những người đã chuẩn bị sẵn sàng và điều này phải dựa trên nền móng của cái gọi là thực lực.
Oán trách, tìm cách đổ lỗi cho người khác khi việc thất bại chỉ khiến bạn tự đánh mất chính, làm lãng phí giá trị bản thân mà thôi.
Tổng hợp.