Vì sao mộ Võ Thánh Quan Vũ đời đời không bị ai xâm phạm

Sử sách chép rằng, Quan Vũ rời Kinh Châu, rơi vào bẫy của Tôn Quyền và bị vây giết, thọ 58 tuổi. Phần đầu Quan Vũ được gửi về cho Tào Tháo và sau đó Tào Tháo đã làm lễ an táng long trọng.

Phần thân Quan Vũ được đích thân Tôn Quyền đem chôn.Quan Vũ là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á. Hình tượng của ông được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Trải qua hơn 1.800 năm, các nhà khảo cổ Trung Quốc hết sức kinh ngạc khi hai phần mộ của Quan Vũ ở Lạc Dương và Đương Dương không những còn nguyên vẹn mà bên trong còn có hài cốt hai phụ nữ không rõ danh tính.

Cái chết hùng tráng của Quan Vũ

Quan Vũ (tự Vân Trường) là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc của nhà Thục Hán. Ông góp phần quan trọng giúp Lưu Bị lập nhà Thục Hán và là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, dân gian xem hình ảnh Quan Vân Trường cưỡi Xích Thố, tay cầm Thanh Long đao là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa, trung thành. Nhiều sử gia sau này cho rằng vì ông quá kiêu căng, ngạo mạn và chính tính cách này gây ra “họa sát thân”.

Vì sao mộ Võ Thánh Quan Vũ đời đời không bị ai xâm phạm

Theo Tam quốc chí của Trần Thọ, sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đã tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Vùng đất chiến lược Kinh Châu được Lưu Bị giao cho Quan Vũ trấn thủ.

Quan Vân Trường không ý thức được vai trò quan trọng của mình, nhiều lần đem quân chinh phạt Tào Ngụy ở phương Bắc, để Đông Ngô nhân cơ hội đánh úp chiếm Kinh Châu.

Năm 219, nhân khi Quan Vũ tập trung quân lên mạn bắc để đánh Bắc Ngụy, lơi lỏng việc phòng thủ, Lã Mông dùng mưu tập kích, chiếm trọn Kinh Châu. Quan Vũ lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch” không biết phải chạy đi đâu.

Quan Vũ và con trai Quan Bình cuối cùng bị quân Đông Ngô vây bắt. Đứng trước Tôn Quyền, Quan Vũ quyết không đầu hàng, không chịu phục tùng và kết quả là cả hai cha con đều bị giết vào đầu năm 220.

Tôn Quyền sai người mang đầu ông đến Lạc Dương nộp cho Tào Tháo. Tào Tháo không mang đầu Quan Vũ đi bêu mà sai làm lễ tang trọng thể theo nghi thức an táng chư hầu.

Các sử gia Trung Quốc sau này cho rằng, Tào Tháo đã phụ nhiều người, nhưng chưa từng phụ Quan Vũ nên đã ra lệnh an táng long trọng.

Vì sao mộ Võ Thánh Quan Vũ đời đời không bị ai xâm phạm

Mặt khác, Tào Tháo muốn thể hiện rằng Tôn Quyền mới là người chủ trương giết Quan Vũ, từ đó hướng sự căm ghét của Lưu Bị lên Tôn Quyền, dẫn đến cuộc chiến Thục-Ngô sau này.

Bí ẩn hai ngôi mộ còn nguyên vẹn của Quan Vũ

Điều đáng chú ý là suốt 1.800 năm, hai ngôi mộ của Quan Vũ vẫn không kẻ nào dám động tới. Lý do là bởi sau khi qua đời, hình tượng của Quan Vũ dần được thần thánh hóa, được hậu thế tôn thờ.

Quan Vũ được đời đời tôn sùng, người người đều kính trọng sự trung nghĩa và tinh thần thượng võ của ông. Ở nhiều nơi, Quan Công còn được thờ phụng như Thần tài. Từ dân kinh doanh, quan chức cho tới cả những thế lực ngầm đều sùng bái Quan Công.

Điều bất ngờ khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật hai ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.

Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều chôn theo một người phụ nữ để Quan Công không “cảm thấy cô quạnh ở thế giới bên kia”.