Khám phá tác dụng thực sự của chiếc bướu lạc đà

Trong khi lạc đà có thể uống tới xấp xỉ 0.12m³ nước trong vòng chưa đầy 15 phút, thì bướu trên lưng chúng lại không chứa được nước.

Thay vào đó, lạc đà lưu trữ chất béo trong phần nhô ra trông khá kỳ quặc này của chúng, cho phép chúng đi qua sa mạc trong nhiều ngày khi thức ăn khan hiếm. Lạc đà có thể sống sót mà không uống nước vài tuần hay không ăn trong vài tháng.

Theo Đại học Lunds ở Thụy Điển, Lý do lạc đà lưu trữ chất béo trên lưng mà không phải trên khắp cơ thể có thể là do bướu cách nhiệt và bảo vệ động vật khỏi bức xạ mặt trời.

Lạc đà có bộ lông dày trên lưng để bảo vệ chúng khỏi sức nóng của mặt trời, trong khi các bộ phận khác của cơ thể có phần lông mỏng hơn, cho phép nhiệt thoát ra ngoài.

Một con lạc đà trưởng thành có thể lưu trữ tới hơn 36 kg chất béo trong bướu. Khi cơ thể chúng sử dụng tới lượng chất béo được lưu trữ, bướu sẽ trở nên nhỏ hơn và lún xuống. Sau khi lạc đà ăn và ngủ, bướu sẽ trở về kích thước ban đầu.

Khám phá tác dụng thực sự của chiếc bướu lạc đà

Lạc đà uống rất nhiều nước khi bị mất nước, nhưng chúng không lưu trữ nước để sử dụng sau.

Lạc đà có khả năng hoạt động kể cả khi nhiệt độ cơ thể trên 40ºC mà chúng không tiết mồ hôi hoặc thở hổn hển như những động vật khác.

Thay vào đó, chúng hạ nhiệt độ bằng cách sử dụng nước từ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể chúng sẽ giảm khi nhiệt độ vào ban đêm giảm.

Loài động vật này cũng có những khả năng thú vị khác. Lông mi vô cùng dài và mí mắt bên trong bảo vệ chúng khỏi cát sa mạc. Lạc đà còn có thể đóng lỗ mũi lại để ngăn cát xâm nhập vào cơ thể.

Đây là loài vật tạo ra nhiều tiếng âm thanh và có nhiều cử chỉ khác nhau bằng đầu, cổ, tai và đuôi để giao tiếp với đàn. Chúng cũng thổi vào mặt nhau như một cách chào hỏi. Lạc đà con khi mới được sinh ra sẽ không có bướu.