Thuộc quận Prigorodny của Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania (một nước cộng hòa thuộc Nga), ngôi làng Dargavs mặc dù đáng sợ nhưng lại là nơi thu hút hàng chục nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm.
Điều gì tạo nên sức hấp dẫn đầy rùng rợn ở "Thành phố của người chết" đến vậy?
Ẩn mình trong một trong năm rặng núi thuộc một nơi nào đó trên dãy núi Kavkaz xa xôi, ngôi làng Dargavs có một nghĩa địa cổ xưa, chứa đầy ngôi mộ và hầm mộ cổ, được người xưa sử dụng làm nơi chôn cất người chết từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.
Nằm ở lưng chừng sườn đồi dài 17km, cao 4.000m, "Thành phố của người chết" có chứa những hầm mộ lâu đời từ thế kỷ 14.
Mặc dù được chôn cất từ thế kỷ 14, nhưng một số thi thể được ướp xác tốt đến nỗi những thi thể đó vẫn còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Các ngôi mộ ở đây được xây dựng theo kiểu tháp canh nhỏ, mái chóp xây theo kiểu tầng, màu nâu đen, phần còn lại được sơn trắng. Nhiều người cho rằng, kiến trúc này có tác dụng canh giữ cho những người quá cố có giấc ngủ yên bình.
Nhiều câu chuyện và truyền thuyết đáng sợ bao trùm lên khu nghĩa địa cổ này trong quá khứ, khiến cho dân địa phương không dám đến đây, vì họ sợ sẽ biến mất vĩnh viễn khi đặt chân đến chốn này.
Dân địa phương sống gần đó truyền tai nhau về truyền thuyết đáng sợ rằng, bất cứ ai bước vào khu nghĩa địa một mình sẽ vĩnh viễn không quay trở về. Đó là lý do, dân địa phương không ai dám đến "Thành phố của người chết".
Một truyền thuyết khác nói rằng địa điểm này là nơi một nhóm chiến binh bắt cóc một cô gái xinh đẹp từ một vùng đất xa xôi. Vì họ không thể đồng ý ai là người sở hữu cô, họ đã giết cô. Các vị thần đã trừng phạt người dân nơi đây vì tội giết người và họ dần chết vì một căn bệnh lạ trong các ngôi mộ.
Hầu hết các nhà sử học tin rằng một bệnh dịch hạch tấn công vùng Kavkaz vào khoảng giữa thế kỷ 16 và 18 sau Công nguyên; một trong đó đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng và giảm dân số vùng Kavkaz từ 200.000 vào cuối thế kỷ 18 xuống còn 16.000 vào giữa thế kỷ 19.
Để không lây nhiễm cho người khỏe mạnh, những người bệnh, cùng với cả gia đình và trẻ em, đã tự cô lập mình trong các hầm mộ để không lây nhiễm cho người khác và không bao giờ xuất hiện trở lại. Họ sống sót nhờ vào khẩu phần thức ăn ít ỏi do người dân địa phương mang đến, rồi trải qua những tháng ngày "chờ chết", bị bệnh tật dày vò cho đến chết.
Đến thế kỷ 19, cư dân của những ngôi làng gần khu nghĩa địa cổ quyết định rời thung lũng núi và di chuyển đến đồng bằng sinh sống. Cho đến khi đầu thế kỷ 20, không ai dám mở hầm mộ vì họ sợ dịch bệnh sẽ phát tán, giết hại dân làng xung quanh.
Ngày nay, "Thành phố của người chết" không còn được yên tĩnh, bởi những du khách hiếu kỳ vẫn kéo đến đây hàng năm.
Nơi đây từng là bối cảnh của một bộ phim kinh dị của Nga sản xuất năm 2018.
Bài viết sử dụng nguồn/ảnh: RBTH, Ancient-origins
theo Helino