Rắn hổ mang Nam Phi có nọc cực độc và giết chết nhiều người nhất tại quốc gia này

Với màu vàng đặc trưng, đây là loài rắn gây nên cơn ác mộng cho người dân sống ở Nam Phi. Rắn hổ mang Nam Phi hay rắn hổ mang vàng (Cape Cobra vì có màu vàng đặc trưng).

Có tên khoa học là Naja nivea là cơn ác mộng kinh hoàng của người dân Nam Phi vì đây là loài rắn gây rá cái chết nhiều hơn bất cứ loài rắn độc nào khác.

Nọc độc cực mạnh trong 1 lần cắn của chúng đủ để giết chết 6 người trưởng thành, Rắn hổ mang Nam Phi là một loài rắn có kích thước trung bình (dài khoảng 1,2 đến 1,4 m, con đực lớn hơn con cái một chút).

Chiều dài kỷ lục được ghi nhận ở loài rắn này là 1,88 m ở Aus, Namibia và 1,86 m ở Khu bảo tồn thiên nhiên De Hoo, Nam Phi.
Rắn hổ mang Nam Phi có nọc cực độc và giết chết nhiều người nhất tại quốc gia này
Loài rắn này có thể thích nghi rất tốt với nhiều loại môi trường như bụi rậm, xavan khô cằn, fynbos (là một vành đai nhỏ của cây bụi tự nhiên hoặc thực vật vùng nhiệt đới nằm ở phía tây Cape và Eastern Cape tỉnh của Nam Phi), sa mạc hay bán hoang mạc.

Môi trường sống đa dạng khiến chúng dễ xâm phạm vào khu vực có người sống và dẫn đến những tai nạn đáng tiếc giữa rắn hổ mang Nam Phi và con người.

Trong đó, con người thường là nạn nhân do vô tình khiến rắn hổ mang cảm thấy bị nguy hiểm.
Rắn hổ mang Nam Phi có nọc cực độc và giết chết nhiều người nhất tại quốc gia này
Giống như nhiều loài rắn khác, hổ mang Nam Phi cũng lẩn tránh con người và chỉ tấn công khi cảm thấy bị nguy hiểm.

Chúng đặc biệt bị kích động trong trường hợp bị dồn tới đường cùng ,vì thế cách xử lý khi gặp loài rắn này là chừa cho chúng không gian để thoát thân.

Chất độc của rắn hổ mang Nam Phi gồm cardiotoxin và độc tố thần kinh có ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan hô hấp và tim. Nạn nhân sẽ chết chỉ trong vài tiếng sau khi bị cắn nếu không được chữa trị kịp thời.

Họ sẽ bị tê cóng quanh vùng bị cắn, đau đớn cục bộ, chảy nhiều nước dãi, mất ý thức sau vài tiếng rồi co giật, thờ thẫn, mí mắt cụp xuống và tứ chi tê liệt...

Thay vì tấn công hệ thần kinh như nọc độc của nhiều loài rắn khác, chất độc của rắn hổ mang Nam Phi lại tấn công chủ yếu vào hệ hô hấp mà nếu không có chất kháng nọc độc thích hợp, tỷ lệ chết sẽ là 60% chỉ sau 2 đến 5 tiếng đồng hồ.

Những thông tin khác về rắn hổ mang Nam Phi

Chúng chủ yếu hoạt động vào ban ngày và có chế độ ăn rất đa dạng (thậm chí cả xác thối - carrion, một điều khá hiếm thấy ở tập tính ăn tươi nuốt sống của các loài rắn nói chung), tuy có nọc độc vô cùng đáng sợ nhưng loài rắn này cũng có không ít kẻ thù tự nhiên.

Vẻ ngoài của rắn hổ mang Nam Phi đôi khi còn làm người ta bị nhầm lẫn với rắn mole (Pseudaspis cana) hay rắn hổ mang phun nọc cổ đen (Black Spitting Cobra có tên khoa học là Naja nigricollis)

Trong đó, khắc tinh của rắn hổ mang Nam Phi là lửng mật, chim ăn thịt, cầy mangut... Ngoài màu vàng đặc trưng, đôi khi người ta còn bắt gặp những con rắn có màu vàng nâu hay thậm chí cả màu đen.