Nguyên nhân tại sao nước biển Aral ngày một cạn kiệt dần

Là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á. Aral Sea có thể được gọi là hồ nước vì nó nằm sâu trong đất liền.

Do nước ở đây có nồng độ muối khá cao, tương đương với các đại dương, nên nó được gọi là Biển Aral hay Hàm Hải.

Biển Aral ở Trung Á tính đến nay đã mất khoảng 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước. Vào năm 1960, Aral là hồ lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 68.000 km2 và chứa khoảng 1.100 tỷ m3 nước.

Sau đó, đến năm 1998, hồ nước mặn này thu hẹp chỉ còn 28.687 km2 và diện tích tiếp tục giảm xuống 17.160 km2 vào năm 2004.

Đáng chú ý là tình trạng khô hạn vào năm 2014 đã khiến cho nhánh phía đông của phần biển Nam Aral bị khô hạn hoàn toàn theo ghi nhận lần đầu tiên ở thời hiện tại.

Trên thực tế, "thảm họa" này vẫn đang tiếp tục diễn ra và gây ra nhiều ảnh hưởng tới các ngư trường và đời sống của các cư dân ở nơi đây.

Nguyên nhân khiến biển Aral cạn nước nhanh chóng được cho là bắt đầu kể từ năm 1960, khi lãnh đạo Liên Xô Nikita S.

Khrushchev quyết định công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở vùng Trung Á dù nơi đây thường phải đối mặt với thời tiết khô cằn, bằng cách khởi xướng một chương trình nông nghiệp.
Nguyên nhân tại sao nước ở biển Aral ngày một cạn kiệt dần
Tuy nhiên, chương trình này đã làm đổi hướng dòng chảy của hai con sông Amu Darya và Syr Darya thường cung cấp nước cho biển Aral.

Hai con sông bị khai thác trở thành các kênh tưới tiêu cho những cánh đồng bông vải và lúa mì. Thay vì tưới nhỏ giọt, kỹ thuật canh tác lạc hậu nàu đã làm thất thoát tới 80% lượng nước dùng để phục vụ tưới tiêu.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến cho lượng nước ở biển Aral bốc hơi với tốc độ nhanh hơn.

Mặt khác, các sông băng ở vùng núi Turkmenistan và Kyrgyzstan thường cung cấp nước cho hai con sông Amu Darya và Syr Darya cũng đang dần cạn kiệt.

Cụ thể, trong tất cả những dòng chảy vào sông Amu Darya từ dãy núi Pamir, chỉ ít hơn 10% là tới được biển Aral.

Việc biển Aral dần biến mất không chỉ "giết chết" ngành công nghiệp đánh cá mà còn nảy sinh một loạt các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở nơi đây như bệnh phổi, suy thận, và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng tăng cao.

Bên cạnh đó, do nước biển cạn ráo nên trong khu vực này, mùa hè thường nóng và mùa đông thì lạnh hơn so với trước kia.

Thị trấn Muyank từng là cảng biển tấp nập với khoảng 25.000 cư dân, ước tính khoảng 20% số lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô khi đó là đến từ 30 loài cá ở biển Aral.

Helena Fraser, người đứng đầu của Cương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ở Uzbekistan, nhận định: "Đây không chỉ là một thảm kịch như nhiều người đã nói, mà còn là một mối nguy hiểm đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta".

Boriy B. Alikhanov, người lãnh đảo đảng Hành động vì sinh thái học của Uzbekistan, cho biết: "Mục tiêu chính hiện nay là giảm thiểu tác động của thảm họa cạn nước của biển Aral.

Trong lịch sử của nhân loại, hiện tượng toàn bộ một vùng biển biến mất chưa bao giờ xảy ra chỉ trong vòng một thế hệ".