Nguy cơ tiềm ẩn từ việc nhai cơm mớm cho trẻ nhỏ

Với người Việt chúng ta việc nhiều các bà các mẹ có thói quen nhai cơm hoặc thức ăn mớm cho con trẻ đã có từ xa xưa và tồn tại tới bây giờ.

Lý do là sợ con trẻ không nhai được kỹ nên người lớn làm công việc nghiền nát đồ ăn bằng răng và miệng của mình trước khi cho bé ăn.

Thường thì con trẻ rất hào hứng với món ăn này vì khi nhai cơm cho trẻ, cơm đã được men tiêu hoá trong tuyến nước bọt của mẹ phân cắt thành đường, nên khi bé ăn sẽ có cảm giác ngọt ngọt.

Tuy nhiên, việc mớm cơm rất tốt cho trẻ về mặt tiêu hoá nhưng ngược lại nó rất mất vệ sinh. Vi khuẩn và các mầm bệnh từ người bón cơm sẽ lây sang cho trẻ và dễ dàng gây bệnh truyền nhiễm vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Nguy cơ tiềm ẩn từ việc nhai cơm mớm cho trẻ nhỏ

Như chúng ta đã biết trên 50% dân số thế giới có vi khuẩn Hp trong dạ dày (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori), khoảng 20% trong số đó sẽ chuyển thành bệnh dạ dày, với 6% bị Loét dạ dày-tá tràng, 1% bị Ung thư dạ dày.

Mặc dù có tới 80% người có vi khuẩn Hp trong dạ dày không bị bệnh dạ dày, nhưng mối liên hệ và cơ chế gây bệnh rõ ràng của loại vi khuẩn này làm cho nó trở thành loại vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người.

Vì vậy trong gia đình có người tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dầy và nhất là bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thì việc nhai cơm mớm cho trẻ nhỏ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sứa khỏe của các bé.

Nguy cơ tiềm ẩn từ việc nhai cơm mớm cho trẻ nhỏ
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Với việc lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây viêm loét dạ dầy nếu không chữa trị kịp thời thì nguy cơ xuất huyết dạ dầy ở các bé là khó thể tránh khỏi.

Theo thống kê của các tổ chức y tế thì trước đây, rất ít ca bệnh nhi bị bệnh dạ dày như loét dạ dày tá tràng, nhưng ngày nay, số ca bệnh nhi bị nhập viện vì bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp tăng lên rất nhanh, ngay cả với trẻ 2-3 tuổi.

Bên cạnh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì việc lây nhiễm một số bệnh về răng miệng,viêm gan, lỵ amip,… cũng là điều khó tránh khói.

Hơn nữa, để bé không tự nhai cũng khiến bé mất đi cơ hội nhai nuốt thức ăn, làm cơ hàm và vị giác không thể phát triển tốt. Khi không được nhai, tuyến nước bọt không tiết ra, bé cũng tiêu hóa kém hơn và giảm mất cảm giác thèm ăn.

Do vậy các bà các mẹ cần lưu ý:

– Bố mẹ và người lớn trong nhà phải bỏ ngay thói quen nhai, mớm thức ăn cho bé;

– Tập cho bé ăn nhai theo đúng giai đoạn phát triển;

– Giữ phần ăn của bé sạch sẽ bằng cách nêm nếm bằng muỗng riêng;

– Không để người bệnh đút thức ăn của mình cho bé;

– Tránh để bé bốc thức ăn thừa của người khác cho vào miệng.

Những chuyện này hoàn toàn trong tầm tay nên mong các mẹ hãy cố gắng giữ gìn cho con nha! Đừng yêu con theo những cách tai hại này nữa, thời buổi nào rồi các mẹ ơi!!!