Không phải cứ cho mọi thứ vào ngăn đông là bạn có thể yên tâm về độ tươi sạch. Nếu sử dụng đồ ăn để quá thời hạn trong tủ lạnh đồng nghĩa với việc bạn ăn chất độc vào người.
Sản phẩm từ sữa
Để pho mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilon.
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Rau quả
Bảo quản quả và rau ở ngăn riêng biệt và trữ theo cùng loại như: táo với táo, dưa chuột với dưa chuột. Rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn.
Trữ quả và rau khô trong các túi nilong đục lỗ hay các túi nhựa hở để duy trì môi trường không bị ẩm nhưng vẫn cho phép không khí lưu thông.
Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.
Những đồ ăn thừa
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilon.
Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu.
Nên giữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.