13 triết lý để đời của ông Lý Quang Diệu

Ông Lý Quang Diệu, vốn nổi tiếng là người thông minh, liêm khiết và tài lãnh đạo xuất chúng – Vị thủ tướng đầu tiên của Singapore đã ra đi, nhưng những triết lý về cuộc đời, về con người của ông được ghi nhớ mãi mãi.

Dưới đây là 13 câu nói ông Lý Quang Diệu đúc kết trong cuốn “Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore: 1965 - 2000”:

Về con người Singapore: "Người Singapore tương tự như những chiếc máy tính, mang trong mình khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ và không bao giờ bị treo để có thể tiếp thu tinh hoa nhân loại".

Về ý chí vươn lên: "Dù đang nằm trên giường bệnh hay chuẩn bị qua đời, tôi sẽ cố gắng vượt qua nếu cảm thấy điều đó không đúng với bản thân mình”.

13 triết lý để đời của ông Lý Quang Diệu

Về tự do ngôn luận: "Tự do báo chí và tự do ngôn luận phải nhường quyền ưu tiên cho những lợi ích thiết yếu, toàn vẹn của đất nước. Chúng cũng là công cụ đắc lực của một chính phủ ưu việt nhất".

Về quyền bình đẳng:"Tôi bắt đầu tin mọi con người đều có quyền bình đẳng. Đó là thứ khó khăn nhất có thể đạt được".

Về những gì bản thân làm cho đất nước: "Nếu Singapore là một đứa trẻ, tôi tự hào vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ ấy".

Về mối quan hệ kinh tế - chính trị: "Cải cách chính trị không nhất thiết phải song hành cùng tự do hoá kinh tế. Theo tôi, một người không thể thành công nếu có đầy đủ mọi thứ”.

Về nghệ thuật lãnh đạo: "Một người không thể kiểm soát những người đi theo mình - dù có đưa ra lời đe doạ nào hay không - không thể trở thành nhà lãnh đạo".

So sánh con người qua các thời kỳ: "Tôi đã lớn lên trong 4 năm ở Anh cũng như thời điểm đất nước gặp chiến tranh, bị chiếm giữ, rồi bị tái chiếm. Trải qua khoảng thời gian ấy thật đáng tự hào, song tôi tự hỏi liệu trong cùng một thời kỳ, con người thời đó liệu có thể làm việc tốt hơn chúng ta bây giờ hay không”.

Về tầm quan trọng của ngoại thương trong nền kinh tế: "Nếu bạn không tiến hành hoạt động mua bán quốc tế trong khi các đối thủ cạnh tranh làm điều đó, bạn đang tự loại bỏ mình khỏi hoạt động kinh doanh".

Về bầu cử: "Tôi không coi việc bầu cử như một phương thức điều hành chính phủ. Việc đó thể hiện tinh thần yếu kém, bất lực, gió chiều nào theo chiều ấy, làm theo mọi thứ truyền thông dắt mũi".

Về dân chủ: "Chưa kể tới rất ít ngoại lệ, dân chủ thường không đồng hành với chính quyền tốt ở những quốc gia đang phát triển. Các giá trị chân truyền của châu Á khác với ở châu Âu hay Mỹ, nơi tự do thuộc về mỗi người".

Về những cáo buộc vi phạm quyền công dân: "Tôi thường bị kết tội vì đã cản trở lối sống cá nhân của công dân mình. Nếu tôi không làm vậy, đất nước không thể tiến bộ như bây giờ được".

Về cáo buộc ông là kẻ độc tài: "Tôi không phủ nhận đảng phái của tôi chính là chính phủ Singapore và ngược lại".