Trà lá vối thứ nước uống giải nhiệt dân dã ngày càng được ưa chuộng

Cây vối thì đã có từ ngàn xưa và cũng từ lâu người dân Việt đã biết sử dụng lá vối nấu nước uống thay cho chè xanh.

Đa số trong chúng ta ai cũng đã nhiều lần về quê và cũng từng nhìn thấy những cây vối cổ thụ,với nhiều người cây vối còn gắn liền với nhiều kỷ niệm thời ấu thơ.

Ở các vùng quê xa xôi thời kỳ trước đây khi cuộc sống còn khó khăn thì cây vối được lấy lá nấu nước uống hàng ngày thay cho chè xanh và chè khô đắt đỏ, nói đến nước vối là người ta thường liên tưởng tới những vùng quê nghèo khó.

Nhưng thời gian gần đây thì trà lá vối thấy xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa điểm như quán ăn hay các khu vực lễ tân của nhiều khách sạn sang trọng với hình thức miễn phí trước khi vào phòng cưới.

Tại nhiều gia đình người ta đã chuyển sang uống nước vối thay cho chè xanh hay chè khô vì không yên tâm với việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và chăm sóc cây chè cùng với quy trình sản xuất sao tẩm chè khô không đảm bảo vệ sinh.

Nước vối ngày càng được mọi người ưa chuộng lẽ tất nhiên phải có nguyên do của nó.Với vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái mang lại cảm giác mới lạ thì nước lá vối còn ẩn chứa rất nhiều công dụng về y học đối với sức khỏe con người.

rà lá vối thứ nước uống giải nhiệt dân dã ngày càng được ưa chuộng

Lá vối: Vị đắng, hơi chát,có chút vị ngọt, tính mát, có tác dụng điều hòa gan, phổi và bàng quang. Nước lá vối sắc đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm huyết áp do gan nóng, tiêu đờm bình suyễn.

Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.

Nụ vối: Người ta thu hoạch hoa vối khi chưa nở gọi là nụ vối, phơi khô dùng nấu nước uống thay chè có tác dụng như lá vối. Ngoài ra, nụ vối còn dùng làm thuốc điều trị một số bệnh.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong lá vối có rất ít tannin. Theo Đông y, lá vối có tính vị qui kinh, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng không có độc có tác dụng thanh nhiệt giải biểu (mồ hôi), kiện tỳ, tiêu thực trừ được tích trệ (ăn không tiêu); chữa được ngoại cảm phát sốt, sợ rét đau đầu.

Chất đắng trong lá và nụ vối kích thích nhiều dịch vị tiêu hóa. Mặt khác, chất tannin giúp bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không gây hại cho những vi khuẩn có ích cư trú trong ống tiêu hóa.

Vì vậy lá và nụ vối kiện tỳ giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, chữa bệnh đại tràng mãn, chữa viêm gan, vàng da và bỏng.

Nước lá và nụ vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể dùng lâu dài để điều trị bệnh viêm đại tràng cũng như các bệnh tiêu hóa khác.

Hỗ trợ điều trị gout

Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bênh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric.

Mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.

Tác dụng khuẩn cho da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,…,

chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Hỗ trợ tiêu độc mát gan

Những ngày hè nóng bức, nếu uống nước vối sẽ giúp cơ thể cảm thấy hết khát và đỡ mệt. Nước vối không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn bổ sung thêm các muối khoáng và vitamin cần thiết.

Chính vì vậy mà loại nước này rất lợi tiểu giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Lời kết

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng lá vối tươi có kết quả tốt hơn so với lá vối ủ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa.

Sau mỗi bữa ăn nên uống nước lá vối vì chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.